Người mới và không chuyên đây là cách làm bao cát tập luyện

Các bạn có thể mua các vỏ bao ở các cửa hàng võ thuật hoặc tự may với chiều dài từ 0.8m trở lên , đường kính khoảng 30cm, hoặc tùy nhu cầu, nên lựa chọn các loại bao bằng simili, vải bố,…. còn da thật thì quá tuyệt vời nhưng mà quá là lãng phí ở trình độ này, và nên chọn loại có khóa kéo để giũ phần ruột không bị lồi ra. Tất nhiên các bạn có thể mua bao nhồi sẵn luôn cho tiện nhưng mình khuyến khích tự làm để có thể phù hợp với cơ thể hơn.

Ắt hẳn mọi người cũng đã biết bao giá trị của bao cát trong luyện tập các môn như Võ cỗ truyền, Kickboxing, Muaythai, MMA, …. là giúp ta cảm nhận được lực, tăng phần nào phản xạ, tạo độ ” dằn ” cho các cú đá và đấm để cho thực chiến hoặc thi đấu
Sau dây là hướng dẫn cách làm bao cát tập luyện của mình cho các bạn mới bắt đầu và người tập không chuyên – thi đấu các giải nhỏ và vừa trong khu vực. Mình chỉ dám ghi là cho người bắt đầu và người tập không chuyên là do mình không phải vận động viên, HLV chuyên nghiệp nên những kiến thức mình sắp cũng cấp có thể vẫn đúng ở bậc chuyên nghiệp.

punchbag

I- Phần vỏ bao
– Các bạn có thể mua các vỏ bao ở các cửa hàng võ thuật hoặc tự may với chiều dài từ 0.8m trở lên , đường kính khoảng 30cm, hoặc tùy nhu cầu, nên lựa chọn các loại bao bằng simili, vải bố,…. còn da thật thì quá tuyệt vời nhưng mà quá là lãng phí ở trình độ này, và nên chọn loại có khóa kéo để giũ phần ruột không bị lồi ra. Tất nhiên các bạn có thể mua bao nhồi sẵn luôn cho tiện nhưng mình khuyến khích tự làm để có thể phù hợp với cơ thể hơn.
– Đối với các bạn có thể may, thì may như kích thước mình đề cập ở trên và chọn loại vải bố, simi,… mà các bạn nghĩ nó phù hợp.
+ Vải bố thô thì đá hơi rát chân thời gian đầu, và hay bám bụi
+ Vải Simili thì không được bền như bao bố nhưng mà cho bao cát một ngoại hình đẹp và đấm đá rất sướng 😀
– Cách làm bao
Dùng chỉ dù, loại sợi lớn, và đường chỉ không nên quá san sát nhau => sẽ làm vải bao dễ bị rách.

Nhờ thợ may làm giúp mình cái khóa kéo theo chu vi của miệng bao cát giống thế này

Thân bao : các bạn nhờ thợ may tính toán để may bao có đường kính > 30cm và cao > 0,8m , tăng giảm tùy nhu cầu.
Phần đáy bao, nên dùng simili thật dày , là một hình tròn hoặc gần tròn có đường kính ( hình vuông, chữ nhật vẫn được, nhưng cách làm có hơi khác, nên mình xin không đề cập ) gấp đôi đường kính của bao. Sau đó bạn sẽ luồn vào trong thân như hình [​IMG]
( mình ko giỏi vẽ 😀 vẻ cho các bạn hiểu thôi, đừng gạch đá mình làm gì ), Phần đáy này dành cho bao dưới 40kg, trên 50kg thì nên bắt đầu gia cố thêm bằng cách dùng 2 miếng vài simili dài 40cm, rộng 8cm khâu lên đáy bao và thành đứng của bao theo hình dấu cộng tương tự cách làm như miếng vải tròn. Tại sao mình lại trú trọng vào phần đáy bao như vậy, đó là bởi vì mình xài qua 6 đời bao, tự làm có, mua cũng có, thì toàn hư phần đáy bao do chỉ ở các mép đáy bao phải chịu trọng lượng lớn, cách này mình đang áp dụng cho đời bao thứ 7 của mình mà bây giờ mình dồn tới 75kg rồi mà vẫn yên tâm về độ chắc chắn. Chú trọng vào đáy bao nên bạn tập lâu, tăng trọng lượng lên cao sao một thời gian tập, còn không thì bạn ko cần phai lo lắng nhiều, dưới 40kg không phải là vấn đề lớn
Dây dù, hoặc dây xích, 4 sợi tầm 40cm ở 4 vị trí đà đầu mút dấu cộng đi qua tâm bao kiểu thế này để treo bao

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *