Trong trường hợp khẩn cấp xử lý trật khớp như thế nào
Hõm khớp bị rỗng. Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, nhưng chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị muộn thì khó nhận thấy do chỗ đau bị sưng nhiều.
Nguyên nhân gây trật khớp
Trật khớp thường sảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hoặc làm một động tác lặp đi lặp lại thường xuyên với cường độ cao như: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.
Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:
– Đau do tổn thương rách bao khớp.
– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
– Hõm khớp bị rỗng. Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, nhưng chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị muộn thì khó nhận thấy do chỗ đau bị sưng nhiều.
– Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng và không thể khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng, tư thế chi trở nên ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên có khớp sai gác sang cổ chân bên lành.
– Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
– Cử động đàn hồi, còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có khi sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn bật trở lại tư thế sai.
Về trật khớp vai
Trật khớp vai là bệnh hay gặp nhất ở người trẻ, khỏe từ 20 – 40 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng số ca trật khớp. Nguyên nhân gây trật khớp vai có thể do: ngã chống tay, chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đánh nhau. Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy đau không cử động được khớp vai; dấu hiệu vai vuông hay “nhát rìu” làm vai biến dạng nhìn khác bên vai lành, cánh tay dạng khoảng 30 – 40 độ xoay ra ngoài; sờ thấy hõm khớp vai rỗng, nếu ép cánh tay vào thân, bệnh nhân bị đau, thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (gọi là dấu hiệu lò so); biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn… Nhiều trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay… liệt thần kinh cảm giác và vận động cánh tay… Điều trị trật khớp vai có thể dùng phương pháp kéo nắn rồi băng bất động khoảng 2 – 4 tuần đối với trật khớp vai mới và dùng phẫu thuật điều trị đối với trật khớp vai cũ hay trật khớp vai tái diễn nhiều lần. Bạn nên đưa bố đi khám và điều trị tại khoa chấn thương chỉnh hình.
Cách xử lý khi bị trật khớp
Bệnh nhân không nên cố gắng cử động khớp, vì có thể gây tổn thương khớp, phần mềm, các dây chằng, mạch máu, thần kinh quanh khớp. Người sơ cứu: cố định tạm thời khớp bị trật ở tư thế hiện tại. Ví dụ trật khớp khuỷu, bệnh nhân sẽ có tư thế gấp khuỷu, người sơ cứu dùng một miếng vải hay cái khăn cố định khuỷu vào thân người. Cách thông dụng nhất là trật khớp tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người; trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị thương. Không cố gắng nắn khớp. Nếu có đá lạnh thì chườm lên vùng khớp tổn thương trong 10 – 15 phút để giúp giảm phù nề quanh khớp tổn thương. Sau đó, đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị tiếp.
Các bước sơ cứu khi bị trật khớp
Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu
Dùng bình xịt chuyên dụng cho những trường hợp bị trật khớp bôi lên vết thương để giảm đau. Tuyệt đối không được cố nắn hoặc cố gắng chỉnh khớp vì có thể làm cho tình trạng tệ hơn nếu không biết cách nắn.
Dùng vải hoạc áo băng cố định khớp để tránh làm vết thương cử động trong quá trình chuyển tới bệnh viện.
Trật khớp xương và cách xử lí nhanh
Nếu bị đau nhiều và sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm lên phần thịt bị sưng. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.
Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.
Leave a Reply