Muốn thành công khi tập thái cực quyền nhất định phải biết bí quyết này

TCQ dưỡng sinh phổ cập nhất hiện nay là TCQ dòng Dương gia do đặc điểm nhẹ nhàng uyển chuyển và qua thực tế, đã chứng minh là có ích lợi cho sức khỏe. Người sáng tác là Dương Trừng Phủ đời nhà Thanh, Trung Quốc. Thụ giáo TCQ Trần gia ở Trần Gia Câu, họ Dương đã sắp xếp lại để đưa ra 10 nguyên tắc trong luyện tập kết hợp với hơi thở bụng.

Nói đến (TCQ) là nói đến một bài khí công thiền động rất có lợi cho sức khỏe, được sáng tác từ hơn 500 năm nay tại Trần Gia Câu, Trung Quốc. TCQ hiện nay đã phát triển thành nhiều hệ phái như TCQ của họ Trần, Dương, Ngô, Tôn, Võ… nhưng dù họ nào, phái nào đi nữa, TCQ cũng vẫn giữ được bản sắc nguyên thủy về mặt khí công kiện thân dưỡng sinh. Tập TCQ có người thành công, có người thất bại, có người càng tập càng bệnh, không đạt được sự trường thọ tráng kiện như mong muốn. Tại sao vậy? Tập sai chăng? Sai ở đâu? Sai ở cái hình, sai ở nguyên lý, nguyên tắc mà TCQ đã giáo điều đưa ra từ ngàn xưa? Ta hãy phân tích vài điểm mấu chốt sau đây, tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra quan trọng vô cùng để có thể thành công.

Nguyên tắc và giáo điều

TCQ dưỡng sinh phổ cập nhất hiện nay là TCQ dòng Dương gia do đặc điểm nhẹ nhàng uyển chuyển và qua thực tế, đã chứng minh là có ích lợi cho sức khỏe. Người sáng tác là Dương Trừng Phủ đời nhà Thanh, Trung Quốc. Thụ giáo TCQ Trần gia ở Trần Gia Câu, họ Dương đã sắp xếp lại để đưa ra 10 nguyên tắc trong luyện tập kết hợp với hơi thở bụng.

TCQ nói chung chủ trương múa quyền thật chậm và thở thật chậm, càng chậm càng tốt. Nhiều thế hệ đã luyện tập theo nguyên tắc ấy một cách giáo điều tuyệt đối như một sự tuân thủ tôn giáo.

Những nguyên tắc chính:

TCQ là một kiểu thiền động. Trong khi luyện tập, ý khí hình hòa hợp, hơi thở thống nhất với động tác để hành giả được ở trong một trạng thái an lạc, sung mãn, không vướng bận ngoại giới. Sự trống không trong tư tưởng giúp trí não được nghỉ ngơi, hệ thần kinh bình lặng và những hoạt động bù đắp, sửa chữa được tiến hành, những kích thích tố có lợi được tiết ra.

Sự buông lỏng tối đa cơ bắp làm mạch máu giãn nở, bạch mạch được khơi thông, tăng lượng máu đến từng tế bào, tế bào được cung cấp oxy dồi dào, các hao tổn được bồi phục và

các chất cặn bã của biến dưỡng được đào thải. Kiểm soát động tác thở là cách duy nhất để có thể tác động đến hệ thần kinh tự động (huyết áp, nhịp tim, biến dưỡng, hệ miễn dịch) một cách tích cực nhằm bình ổn hệ thống này.

Hô hấp chậm sâu, có tiết luật, đồng bộ với động tác đưa lượng oxy cao nhất vào phổi, tạo sự trao đổi khí oxy – carbonic tối ưu ở phổi và đảm bảo sự bão hòa oxy trong các hồng cầu để đem đến làm tươi nhuận các tế bào của cơ thể.

Hô hấp đầy đủ hay không tùy thuộc vào hai yếu tố chính: dung lượng khí của phổi và nhịp thở. Phổi nở càng to, nhịp thở càng nhanh thì lượng khí đưa vào cơ thể để trao đổi càng nhiều.

Trong TCQ, nguyên tắc là phải múa chậm, thậm chí càng chậm càng tốt. Nhịp độ bài quyền càng chậm thì càng tỏ rõ sự thư thái, nhẹ nhàng và từ đó tính “thiền” của người tập càng cao. Chính việc phải múa chậm này là vấn đề cần quan tâm vì từ đó có thể dẫn đến thất bại hay thành công, TCQ đem lại ích lợi hay gây hại!

Điểm cốt tử trong TCQ là ở chỗ người tập khi thi triển bài quyền thì phải cảm thấy sung mãn, sinh lực tràn đầy, sắc diện hồng hào, tinh thần hoan lạc.

Muốn vậy, điều chính yếu là cơ thể phải được cung cấp oxy đầy đủ. Hô hấp phải đầy đủ, hiệu quả!

4a9a8145

Trong thực tiễn, thường xảy ra hai “trục trặc” khi tập TCQ là:

– Thở quá nhanh: sẽ không có sự đồng bộ giữa hơi thở và động tác, nếu nhịp thở nhanh cùng động tác nhanh sẽ làm tăng mức độ tiêu thụ oxy của cơ thể, hậu quả là oxy trong máu sẽ giảm và lúc đó, không còn là TCQ nữa.

– Thở quá chậm: không đủ oxy để cung cấp cho cơ thể, oxy trong máu cũng giảm. Người tập TCQ thường rơi vào tình trạng thiếu oxy khi cố gắng múa chậm và bắt ép nhịp thở phải chậm theo động tác.

Một chuyên gia về TCQ đã viết trong sách của mình: “Khi tập xong bài TCQ, nhất thiết phải thở xả thật tốt để trả nợ oxy cho cơ thể”. Tại sao lại có nợ oxy? Cái nợ oxy này chính là hậu quả của việc ép buộc hơi thở theo nhịp chậm cố ý của bài quyền. Không ít người mặt mày xanh tái, thở dốc sau khi đi xong một bài TCQ. Kéo dài kiểu tập luyện này sẽ dẫn đến những tác hại cho sức khỏe và tuổi thọ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *