Võ thuật bị thể thao hoá làm hại và mai một như thế nào
NHƯNG sau khi đã phát triển võ công của mình đến một trình độ nhất định, đa số người luyện võ thường thấy mình bị mắc kẹt ở một số điểm nào đó. Lý Tiểu Long từng nói “Không thể bỏ suy nghĩ của con người ta vào một cái bình”. Trên con đường xây dựng nguyên tắc thi đấu của mình các môn phái đã thiết lập các bộ luật hỗ trợ cho các chiêu thức thuộc bộ môn của mình và vô tình/cố tình hạn chế việc đưa các môn võ khác vào.
Vào thời đại ngày nay, thể thao đã rất phát triển, nó có một sức hút rất lớn, nhiều người trong số chúng ta là tín đồ của “Túc cầu Giáo”, bóng rổ, Tennis. Những gì diễn ra liên quan tới thế thao vượt ra 22 cầu thủ trên sân, không chỉ 2 người trên võ đài mà hàng triệu con tim cũng cháy hết mình trước khán đàn hoặc trước màn ảnh nhỏ.
Thể thao + thi đấu thể thao cũng góp công rất lớn trong việc truyền bà võ thuật ( bên cạnh điện ảnh và các võ đường). Thứ nhất, nó là nơi đầu tiên mà những người chưa có nền tảng và muốn học võ tìm đến, thứ hai, cũng như các clb bóng đá bán chuyên, Billards,.. những người có cùng sở thích luyện tập và thi đấu với nhau; thứ ba, thi đấu thể thao là hình thức giao lưu văn hoá giữa các nước, liên đoàn võ thuật xuyên quốc gia,…
Thể thao đã góp phần truyền bá cho võ thuật, nó giới thiệu võ thuật cho công chúng với những hình ảnh thân thiện hơn, và thu hút số đông bằng các mục tiêu hướng tới sức khoẻ
NHƯNG sau khi đã phát triển võ công của mình đến một trình độ nhất định, đa số người luyện võ thường thấy mình bị mắc kẹt ở một số điểm nào đó. Lý Tiểu Long từng nói “Không thể bỏ suy nghĩ của con người ta vào một cái bình”. Trên con đường xây dựng nguyên tắc thi đấu của mình các môn phái đã thiết lập các bộ luật hỗ trợ cho các chiêu thức thuộc bộ môn của mình và vô tình/cố tình hạn chế việc đưa các môn võ khác vào.
Ví dụ cụ thể là nếu bạn áp dụng các chiêu của Muay Thái vào Karate ( thể thao) bạn sẽ bị trừ điểm, thậm chí truất quyền thi đấu. Nếu bạn áp dụng Judo vào một cuộc thi đấu Taekwondo thể thao, bạn áp sát, hạ đc đối phương nhưng kết quả sẽ là bị đuổi ra khỏi sân.
Tôi cho rằng chính điều này đã đẩy phản xạ của nhiều người luyện võ vào .. 1 cái bình. Tất nhiên, tôi đồng ý với ý kiến:luyện tập thể thao là khác, thực chiến là khác, các đòn hiểm đến lúc thực chiến tôi sẽ áp dụng
Tôi nghĩ rằng đa số chúng ta nếu tiếp cận võ thuật theo hướng thi đấu thiêng về thể thao, thì sẽ luyện nhiều đòn đánh thiêng về kiếm điểm số trong trận đấu. Và một lẻ đương nhiên, Khi bạn tập đòn nào nhiều hơn bạn sẽ giỏi đòn đó hơn, chưa kể là việc khi thực chiến bạn sẽ nghĩ đến nó trước. Và phản xạ sẽ thiêng về các tình huống theo luật lệ hơn, thí dụ như: ôm sát đối thủ khi quá bí đòn để trọng tài tách ra, không thực hiện các đòn khoá, trỏ vì trong luật không cho phép…
Xin được khẳng định, tôi không phản đối võ thuật theo hướng thể thao. Tôi nghĩ nó rất phù hợp cho thanh thiếu niên độ tuổi dưới 18, nhưng việc cấm một đòn nào đó chỉ vì nó không có trong môn võ của mình là một điều đi ngược hoàn toàn với thực chiến ( mà việc áp dụng một môn võ vào thực chiến lại tối quan trọng).
Internet rất dễ tiếp cận, search youtube các bạn có thể thấy các nhà vô địch Karate, Taekwondo,… bị đánh như thầy đánh trò khi bước lên võ đài MMA hoặc áp dụng luật MMA để thi đấu với các môn võ khác. Hoặc khi các võ sinh giao lưu, các võ sinh châu Á lúng túng không biết làm gì trước sự đeo bán quyết liệt của võ sinh MMA ( dù màu đai của họ là đen). Bỏ 3-4 năm để luyện tập như họ, bạn sẽ nghĩ thế nào ? Bình thường? Tuỳ bạn thôi.
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI YÊU VÕ THUẬT, chúng ta thừa biết Karate, Taekwondo,.. lợi hại hơn rất nhiều so với những gì diễn ra ở các giải Olympic hay Asiad. Vậy tại sao không có những thay đổi để cho thế giới thấy điều đó.
Luật lệ là những rào cản, con người chúng ta đc sinh ra cốt là để vượt qua những giới hạn tinh thần, trí óc và cả thể chất.
Hi vọng người học võ chúng ta sẽ có những vận động để cởi bỏ bớt các luật lệ này và có thêm câu lạc bộ để tất cả các môn phái cùng giao lưu.
Leave a Reply