Võ cổ truyền xưa và nay thay đổi theo thời gian như thế nào

Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với sự tấn công của chủ nghĩa tư bản phương tây bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật với trận pháp, chiến pháp những kỹ thuật tác chiến của cổ truyền đã trở nên lạc hậu. Tính quân sự của võ thuật đã bị hạn chế và thu lại ở phạm vi thu hẹp. Tiếp đó, với sự thống trị của thực dân Pháp, quân đội không được phép học võ, các trường võ bị nhà nước giải tán, các trường võ thì bị Pháp đưa vào các phong trào thanh niên và trường học thay cho tập võ. Võ dần dần bị xóa bỏ.​

Quay ngược dòng lịch sử, võ cổ truyền gắn bó với dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trên cơ sở nảy sinh từ cuộc đấu tranh sinh tồn. Tuy nhiên từ sau công nguyên, trong cuộc giao lưu văn hóa với Ấn Độ và Trung Quốc đã du nhập thêm nhiều môn võ của nhiều trường phái khác nhau. Các võ sư tham bác lẫn nhau. Sau này, trong cơ chế chính quyền nhà nước lập ra ban võ bên cạnh ban văn, phong trào võ thuật phát triển ở địa phương, trung ương với chương trình quy định thống nhất, dần dần đã xóa bỏ những hiềm khích và hợp thành võ dân tộc.

Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với sự tấn công của chủ nghĩa tư bản phương tây bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật với trận pháp, chiến pháp những kỹ thuật tác chiến của cổ truyền đã trở nên lạc hậu. Tính quân sự của võ thuật đã bị hạn chế và thu lại ở phạm vi thu hẹp. Tiếp đó, với sự thống trị của thực dân Pháp, quân đội không được phép học võ, các trường võ bị nhà nước giải tán, các trường võ thì bị Pháp đưa vào các phong trào thanh niên và trường học thay cho tập võ. Võ dần dần bị xóa bỏ.​

vo-co-truyen-xua-va-nay3

Tuy nhiên, võ cổ truyền mang tính chất văn hóa và trên mảnh đất văn hóa dân gian ở các làng quê, võ đã cắm sâu vào gốc rễ, vì thế nên võ cổ truyền vẫn cứ tồn tại. Người ta học võ không phải để thi cử và làm quan, mà để đi khắp các làng quê, để giữ đạo lý và làm việc nghĩa, để chống cường bạo, bảo vệ quê hương và cao hơn để ra nhập quân giải phóng đất nước. Gia đình các võ sư trở thành các võ đường, trước hết truyền dạy cho con cháu để giữ gìn gia phong và mở rộng cho một số người nhiệt huyết với võ từ đó hình thành các gia phái. Họ đã có bề dày nghiệp võ cho ra những cử nhân võ, Phó bảng, những Tạo sỹ và Tiến sỹ võ vẫn là niềm tự hào cần nuôi dưỡng và phát triển. Từ các vùng võ có sự kết dính các võ sỹ tạo lên các lò võ, trong đó mọi người đều chung đam mê và do đó hình thành những môn phái. Trên phạm vi cả nước, qua các cuộc thi võ cấp cao thời Nguyễn, lịch sử đã dần tạo lập được những trung tâm võ: Bắc Bộ có Thăng Long– Hà Nội; Nam Bộ có Sài Gòn và lục tỉnh, mỗi trung tâm tạo thành một số dòng võ cổ truyền. Trên cơ sở các dòng võ với các môn phái mà hạt nhân là các gia phái, võ cổ truyền vẫn tiềm ẩn một sức sống dai dẳng, các võ sư tuy “mai danh,ẩn tích” vẫn truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp, để rồi đến những thập kỷ gần đây được sự quan tâm của chính quyền nhân dân đã phục hồi và nhanh chóng phát triển lên trình độ cao.

Bên cạnh đó, vào những thập kỷ cuối của nửa thế kỷ XX, một số chi phái, nhất là các dòng võ Thiếu lâm và võ Đang từ Trung Quốc cũng bằng nhiều cách thâm nhập vào Việt Nam, được các võ sư Việt Nam tiếp nhận, nhiều khi còn cải biến và kết hợp với võ bản xứ, đã làm cho gần gũi với bản địa, thích hợp với thể tạng người Việt Nam và trở thành một bộ phận của võ thuật cổ truyền hiện tại.
Võ-cổ-truyền-xưa-và-nay2.jpg ​
Ngoài ra trong những thập kỷ gần đây, môn Quyền anh; cùng với một số môn võ từ Nhật Bản và Triều Tiên cũng vào Việt Nam như Judo, Taekwondo, Karate… đã làm cho bộ mặt của võ thuật Việt Nam ngày càng phong phú hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *