Lịch Sử & Nguyên Lý của bộ môn võ thuật Judo

Judo – bắt nguồn từ Jujitsu ( nhu thuật ) do võ sư Jigoro Kano – một người đã đạt được đỉnh cao trong môn Nhu Thuật – dày công nghiên cứu và hệ thống hóa môn Nhu Thuật cổ truyền để sáng tạo ra môn võ Judo vừa rèn luyện tinh thần đồng thời phát triển thể lực một cách toàn diện . Judo có nghĩa là đường lối nhu hòa mềm dẻo . Toàn bộ yếu lĩnh của Judo nằm vỏn vẹn trong chữ Nhu , dùng Nhu thắng Cương , nương theo sức của đối phương mà linh hoạt ứng phó rất uyển chuyển .

Lời mở đầu

Judo bắt nguồn từ Nhu Thuật ( Jujitsu ) , trong đó Ju – có nghĩa là nhu nhuyễn , nhẹ nhàng , mềm mại còn Do – là con đường rèn luyện thể chất và tinh thần . Kỹ thuật trong môn phái Judo rất đa dạng nhưng đều đựa trên 2 yếu quyết là :

( 1 ) – Nhượng bộ sức mạnh để thắng sức mạnh bằng cách lợi dụng chính đối phương ( Uke ) .

( 2 ) – Phá vỡ thăng bằng của Uke để quật ngã anh ta .

Đôi Dòng Lịch Sử

Judo – bắt nguồn từ Jujitsu ( nhu thuật ) do võ sư Jigoro Kano – một người đã đạt được đỉnh cao trong môn Nhu Thuật – dày công nghiên cứu và hệ thống hóa môn Nhu Thuật cổ truyền để sáng tạo ra môn võ Judo vừa rèn luyện tinh thần đồng thời phát triển thể lực một cách toàn diện . Judo có nghĩa là đường lối nhu hòa mềm dẻo . Toàn bộ yếu lĩnh của Judo nằm vỏn vẹn trong chữ Nhu , dùng Nhu thắng Cương , nương theo sức của đối phương mà linh hoạt ứng phó rất uyển chuyển .

Khi thành lập môn phái Judo , thầy Jigoro Kano muốn Judo sẽ trở thành một môn thể thao chiến đấu an toàn nhất . Vì ngày xưa , khi theo học Jujitsu lúc ấy môn võ này chưa có nhiều luật lệ ràng buộc khiến cho nhiều võ sinh bị tổn thương . Sau khi mở trường Kodokan Judo – ông đã đặt ra nhiều quy định và luật lệ nhằm bảo vệ sự an toàn cho người tập . Mặt khác còn có lý do quan trọng nữa là thầy Kano muốn môn sinh của mình – những Judoka sẽ trở thành những người mạnh mẽ , đầy tự tin và vô cùng lịch sự . Thầy Kano không muốn môn sinh của mình có ý nghĩ rằng với tài năng ấy họ có thể đi gây sự và làm tổn thương người khác . Ông mong muốn họ trở thành những người anh hùng điềm đạm và giàu lý trí . Vì thế , điều cấm đầu tiên là tuyệt đối không được đá và đấm .

Năm 1894 , Thầy Jigoro Kano đưa ra những điều lệ cho phòng luyện võ Kodokan Judo của ông . Hầu hết đều quy định các môn sinh phải rèn luyện các hành vi , đạo đức và phong cách sống của mình . Người đi trước phải có trách nhiệm chăm sóc và giúp đỡ cho người sau . Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể cường tráng , tinh thần trong sáng , tính tình ôn hòa , kiên trì và nhẫn nại . Chỉ tự vệ khi bị tấn công , ngoài những trận giao hữa , tuyệt nhiên không được thách thức với ai .

Đạo Đường Nhu Đạo

Đạo đường Judo, là một căn phòng rộng rãi , sáng sủa và trang nghiêm . Bước vào đạo đường , bạn sẽ thấy sàn tập đựoc trải thảm . Những tấm thảm này thường là màu xanh rộng khoảng 2m vuông thuận tiện cho việc ghép liền nhau trên sàn tập và có thảm màu đỏ viền xung quanh . Màu đỏ là dấu hiệu báo cho môn sinh biết gần tới giới hạn của mép thảm . Những tấm thảm này được giữ gìn rất sạch sẽ và không ai được phép mang giầy bước lên trên ấy , thảm được dùng để tránh cho các môn sinh bị chấn thương .

Trước khi vào Dojo , các võ sinh phải thay trang phục võ sạch sẽ , đầu tóc gọn gàng , không được mang đồ trang sức , cắt gọt móng tay . móng chân . Đi đứng ăn nói phải từ tốn , nghiêm túc , lịch sự , luôn thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo , kính trên yêu dưới và đoàn kết lẫn nhau .

Nguyên Lý Đòn Bảy

yamaarashi

osotoguruma

haraigoshi

( 1 ) – Hình bên phải cho ta thấy một hệ cân bằng :

– Bên trái đòn cân là một xô nước Load khối lựong m kg ( A )
– Bên phải đòn cân là một lực tác động input F ( B )
– Điểm tựa fulcrum ( C )
– Khoảng cách AC = l = resistance arm
– Khoảng cách CB = d = effort arm
– g là gia tốc trọng trường
– P là trọng lượng xô nước ( A )

Vì hệ cân bằng nên : mg. l = F . d hay P. l = F . d

Do l < d ( hình vẽ ) suy ra P > F

Kết luận : Phía ( A ) của đòn cân sở dĩ không nghiêng hẳn xuống và thăng bằng với phía ( B ) là do vị trí điểm tựa ( C ) ở gần điểm A và xa điểm B .

( 2 ) – Trong hình bên trái , hai chân của ngưòi bị nâng bổng là ( A ) , đầu của anh ta là ( B ) . Phía chân nặng hơn phía đầu do tác dụng của trọng lực trái đất . Điểm tựa ( C ) lúc này là hông của người phía dưới ( Tori ) .

Kết luận : Chân Uke nặng hơn đầu Uke nhưng bởi chân ( A ) gần hông Tori ( C ) hơn là đầu ( B ) , cộng với lực kéo của hai cách tay Tori cho nên lúc này phía đầu Uke nặng hơn phía chân Uke .

ùy theo điểm tựa là chân Tori ( Ashi ) , hông Tori ( Goshi ) , vai Tori ( Seoi ) hay cổ Tori mà thầy Jigoro Kano phân chia hệ thống kỹ thuật quật của Judo thành :

Ashi Waza ( Kỹ thuật chân ) – Hình 1 ( từ trái sang phải )
Goshi Waza ( Kỹ thuật hông ) – Hình 2 ( hình trung tâm )
Seoi Waza ( Kỹ thuật vai ) – Hình 3 ( từ trái sang phải )

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *