Khi bị tấn công học Aikido tự vệ thế nào là đúng và chuẩn nhất
Trong triết lý của môn võ Aikido không chủ trương tấn công trước, thậm chí không cho phép tự biến mình thành mục tiêu khiêu khích sự tấn công. Với những kỹ thuật đặc sắc của mình, Aikido chỉ hóa giải các đòn tấn công của đối phương thay vì tiến hành các phản ứng tấn công đối thủ theo bản năng. Chiến lược của môn võ này căn cứ vào các động tác linh hoạt, né tránh, tập trung và khuếch trương khí lực. Sau đó tiến trình hóa giải được thể hiện bằng các thao tác bất độc hóa và ném phóng.
Khi bị tấn công, con người ta thường có phản ứng tự vệ, đó là điều tất yếu. Nhưng bằng cách nào để tự vệ? Câu trả lời sẽ tùy vào nhân cách, khả năng và kinh nghiệm của mỗi người.
Ở mức độ thấp kém về tinh thần và kỹ thuật, con người sẽ có phản ứng vụng về, thô bạo, mục đích làm sao gây thương tích thật nặng nề cho đối thủ. Nếu không, thì người chưa hoàn thiện về nhân cách nhưng có kinh nghiệm trong kỹ thuật chiến đấu, phản ứng của người này trong trường hợp đó cũng không tránh khỏi hậu quả vô cùng tai hại.
Ở mức độ hoàn thiện nhân cách cùng trình độ kỹ thuật cao, các đòn thế tự vệ sẽ rất thông suốt mà không cần mảy may bất kỳ phương thức sát thương đối thủ tàn độc nào.
Lấy ví dụ về Aikido, về phương diện tự vệ, chủ trương của môn võ này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề gây tổn hại không cần thiết cho đối thủ. Nói cách khác, các tình huống tấn công dữ dội và va chạm không cần thiết sẽ được hóa giải một cách gọn gàng nhanh chóng, với kỹ năng kiểm soát các đòn tấn công của đối thủ của người học Aikido.
Trong triết lý của môn võ Aikido không chủ trương tấn công trước, thậm chí không cho phép tự biến mình thành mục tiêu khiêu khích sự tấn công. Với những kỹ thuật đặc sắc của mình, Aikido chỉ hóa giải các đòn tấn công của đối phương thay vì tiến hành các phản ứng tấn công đối thủ theo bản năng. Chiến lược của môn võ này căn cứ vào các động tác linh hoạt, né tránh, tập trung và khuếch trương khí lực. Sau đó tiến trình hóa giải được thể hiện bằng các thao tác bất độc hóa và ném phóng.
Số lượng các đòn thế hóa giải trong Aikido không có giới hạn, nhưng tựu chung vẫn đặt cơ sở lên nguyên lý hình cầu, kiểm soát và khuếch trương khí lực.
Ý muốn gây hấn của đối phương, sau khi được nhận biết, tức thời được đưa vào phương thức triệt hạ ngay từ đầu đến cuối tiến trình hóa giải.
Aikido kết thúc tiến trình này bằng sự hài hòa, an vị của hai bên và điều quan trọng là tuyệt nhiên không có bất kỳ sự tổn hại nào được ghi nhận. Điều này được hiểu như là một ý chí hòa bình, một thông điệp đạo đức mà vũ trụ không ngừng trao gửi nhân sinh, thông qua các phương thức vận hành của môn võ Aikido vậy.
Mục tiêu của Aikido không phải là tập trung khuất phục đối thủ, mà là tự chinh phục mình, thông qua tiến trình hóa giải. Điều này giải thích được vì sao Aikido đã vượt khỏi tầm mức thông thường của một môn võ thuật vật chất đơn thuần. Tự vệ trong Aikido luôn luôn mang tính đạo đức, theo đó, kết hợp hài hòa ý muốn tự vệ và chuẩn tắc không làm thương tổn đối phương.
Khả năng tự chế được đào luyện trong Aikido theo chiều hướng lành mạnh cả tâm hồn và thể xác, vượt trên những ý tưởng thông thường để tiến đến trình độ phát triển nhân cách và hoàn thiện động cơ đạo đức trong những tình huống nghiêm trọng đưa đến do bất kì một cuộc tấn công nào.
Tự vệ trong Aikido có thể giúp được nhiều người, tùy theo trình độ phát triển nhân cách riêng của họ. Theo đó, con người có thể hoàn thiện ở mức độ hành xử dung hòa giữa trí óc và thân xác. Cung cách “nhẫn” của Aikido trong các động tác hóa giải có tính tự chế đã xác định môn võ này như là một cách đúng đắn giúp môn sinh có thể tự chủ, tự trị và đồng thời cung ứng cơ hội cho đối phương tự soi rọi và phát triển những yếu tính tích cực của chính bản thân mình vậy.
Leave a Reply